Nước sạch – nguồn tài nguyên quý giá
09:42 - 10/11/2023
(MTNT)-Nước sạch là tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận. Nước là cần thiết cho sự sống nhưng khi bị biến đổi, ô nhiễm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho con người.
Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con người. Chính vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên nước đang trở thành vấn đề lớn của cộng đồng, trong đó mỗi người dân cần ý thức được rằng  tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước không chỉ là tiết kiệm tiền mà còn bảo vệ được cuộc sống của chính mình

 

Nước sạch không thể thiếu trong đời sống của con người, hàng ngày chúng ta sinh hoạt đều phải sử dụng nguồn nước sạch từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh,… Ngoài ra, việc sử dụng nước sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra các thực phẩm sạch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người.


Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con người. Nước sạch là sự sống, con người, động, thực vật sẽ không tồn tại nếu thiếu nước. Nước giúp duy trì cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người bầu không khí trong lành.


Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Để đảm bảo sức khỏe tốt, nước cần được bổ sung hàng ngày nhằm thay thế lượng nước mất qua nước tiểu, qua đường thở, qua da. Khi thiếu nước, nhẹ thì cơ thể sẽ bị khát, mệt mỏi, phản ứng chậm nặng thì có thể gây hạ huyết áp, nhịp tim tăng có thể gây tử vong.


Trong cơ thể nước thể hiện 4 vai trò chính: Là dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể: Không có dung môi nước rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được. Nhờ đó mà các chất hóa học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng cho cuộc sống.


Nước trong mạch máu giúp cho máu có dạng lỏng và hòa tan các chất dinh dưỡng, vận chuyển chúng đến các mô và tế bào của cơ thể. Những chất thừa sinh ra trong quá trình chuyển hóa, như carbon, ure…cũng được hòa tan trong nước của máu và được vận chuyển đến phổi và thận để bài tiết ra ngoài.


Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể nước. Nước có tác dụng là chất bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…


Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài qua đường hô hấp và qua da.


Ngoài ra nước còn cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể: Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng: Canxi, Magie, Natri, Đồng, Flo. Tỷ lệ các chất khoáng này phụ thuộc vào nguồn nước và các nhà sản xuất.


Do vậy, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, trong ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người là yếu tố quyết định đến sức khỏe của mỗi người và cả cộng đồng.


Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra các bệnh về đường ruột như: Tả, lỵ, thương hàn...; các bệnh về da liễu, mắt, phụ khoa như: hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ, chàm, đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc…


Các bệnh này có thể lây bệnh sang người lành do nguyên nhân chính là thiếu nước và sử dụng chung nguồn nước bị ô nhiễm để sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng lâu ngày có thể gây ra các bệnh ung thư.

 
Chúng ta biết rằng, nguy cơ thiếu nước đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá không thể thiếu đối với mọi hoạt động sống của cơ thể. Nước chiếm khoảng 70-75% trọng lượng cơ thể con người.


 Nếu thiếu nước sẽ gây rối loạn chuyển hóa các chất dẫn đến khát nước, rối loạn nhiệt độ cơ thể, rối loạn tâm thần. Mỗi người chúng ta cần có ít nhất là 1,5 lít nước uống mỗi ngày. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng.



 Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm... đều cần có nước. Nước chiếm khoảng 80% thành phần mô não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ.


Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và ngăn ngừa những độc tố gây bệnh ung thư và các loại sỏi đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả.


Việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường còn có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống con người và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Sử dụng nước sạch còn giúp chúng ta phòng được các loại bệnh qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A và các loại bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa.


 Ngoài ra, con người còn cần nước trong sinh hoạt, sản xuất hằng ngày như: Tắm, giặt, vệ sinh nhà cửa, bảo quản và chế biến thực phẩm, cứu hỏa và các nhu cầu trong sản xuất khác.Vậy, nước rất cần thiết cho chúng ta.


Nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Cho nên, việc bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân.


Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con người. Chính vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên nước đang trở thành vấn đề lớn của cộng đồng, trong đó mỗi người dân cần ý thức được rằng  tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước không chỉ là tiết kiệm tiền mà còn bảo vệ được cuộc sống của chính mình.


Hiện nay, vấn đề nguồn nước trên thế giới đang ngày càng khan hiếm, bị ô nhiễm và có thêm nhiều người không thể tiếp cận được nguồn nước sạch dẫn đến bệnh tật, tử vong đang báo động.


 Hiện nay, nguồn nước bị thất thoát đã giảm đáng kể, nhưng tình trạng sử dụng nước không hợp lý, sử dụng lãng phí nguồn nước ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn xảy ra đang làm cho trữ lượng nước bị giảm mạnh.


Ở vùng nông thôn, tình trạng người dân khoan, đóng giếng tùy tiện không đúng kỹ thuật để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp đã gián tiếp gây ô nhiễm và sút giảm trữ lượng nước ngầm, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác có mục đích như xây dựng các công trình cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao.


Bên cạnh đó, do nhận thức về bảo vệ nguồn tài nguyên nước kém và người dân còn thiếu kinh nghiệm sử dụng hiệu quả nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nên đã gây lãng phí nước và kém hiệu quả đối với cây trồng…


Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận, vì vậy đối với người dân chúng ta phải biết sử dụng nguồn nước sạch một cách hiệu quả và tiết kiệm.


 
Chí Duy
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn